Các cấp độ cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống thường phát triển nhanh hơn ở người có độ tuổi từ 8 – 14. Tình trạng này khiến cho cột sống bị vẹo sang một bên, các đốt sống xoay tạo thành một đường cong bất thường. Nếu phát hiện sớm mức độ cong vẹo cột sống để điều trị kịp thời sẽ không cần phải phẫu thuật.
Tìm hiểu các cấp độ cong vẹo cột sống hiện nay
Tùy từng mức độ nặng nhẹ của người bệnh vẹo cột sống mà những biến chứng có thể khác nhau. Cụ thể:
Vẹo cột sống từ 10 - 25 độ
Trong giai đoạn này, cột sống đã lệch nhưng khó phát hiện qua mắt thường. Ở cấp độ này vẫn chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của người bệnh.
Vẹo cột sống từ 26 - 40 độ
Nhìn từ phía sau người bệnh, bạn sẽ thấy hình dáng cột sống bị cong vẹo, gù xương sườn do đốt sống bị xoáy vặn. Ở cấp độ vẹo này đã có ảnh hưởng nhẹ đến chức năng hô hấp.
Vẹo cột sống trên 40 độ
Đây là giai đoạn các dấu hiệu vẹo cột sống đã rõ ràng, cột sống người bệnh bị vẹo sang một bên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp, làm biến dạng khung chậu, khớp háng, gây trở ngại cho việc sinh con ở phụ nữ.
Trong những trường hợp nặng hơn, người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau do bắp thịt bị kéo căng, xương ngực bị biến dạng gây suy hô hấp mãn tính, tim phổi bị xê dịch vị trí, xương chậu bị quay lệch và chèn ép những cơ quan khác trong ổ bụng.
Biện pháp chẩn đoán độ cong vẹo cột sống
Điều trị bệnh vẹo cột sống cho người bệnh
Khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh vẹo cột sống, người bệnh nên tìm đến chuyên khoa cơ xương khớp uy tín để kiểm tra, điều trị. Khi đến kiểm tra vẹo cột sống, các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán độ cong vẹo cột sống như:
Khám tổng quát
Bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra lưng khi người bệnh đứng thẳng để xem cột sống, vai và vùng eo có đối xứng không. Sau đó, người bệnh cúi người về phía trước kiểm tra độ cong ở lưng trên và lưng dưới.
Xét nghiệm hình ảnh
Bác sĩ chỉ định thực hiện để tìm nguyên nhân và mức độ của chứng vẹo cột sống thông qua xét nghiệm hình ảnh, bao gồm:
- Chụp X-quang: Khi thực hiện kiểm tra chụp X - quang, một lượng nhỏ bức xạ được sử dụng để tạo ra hình ảnh cột sống của người bệnh.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Xét nghiệm sử dụng sóng vô tuyến và từ tính để có được hình ảnh chi tiết về xương và mô xung quanh chúng.
- Chụp cắt lớp vi tính CT: Trong quá trình kiểm tra này, tia X chụp ở nhiều góc độ khác nhau để có được hình ảnh 3D của cơ thể.
Điều trị cong vẹo cột sống theo mức độ
Tùy theo mức độ người bệnh được chữa trị phù hợp
Chữa trị cong vẹo cột sống rất phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân, tùy thuộc vào mức độ cong vẹo cột sống mà bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu được nhiều bác sĩ khuyên áp dụng kết hợp để định hình lại hình dạng và chức năng cột sống. Phương pháp này mang lại kết quả từ từ nên người bệnh cần cố gắng kiên trì điều trị và tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia.
Nẹp cột sống
Nẹp cột sống chỉ định sau khi theo dõi độ lệch của cột sống theo thời gian ở mức độ 25 - 40 độ. Người bệnh cần phải đeo một thanh nẹp lưng trong khoảng thời gian quy định để cột sống lưng trở lại đường cong sinh lý bình thường.
Điều trị bằng phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật luôn là giải pháp cuối cùng được chỉ định khi tình trạng cột sống bị cong vẹo trên 40 độ gây trở ngại đến tim, phổi. Nhưng phẫu thuật luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng và có nguy cơ làm hạn chế chuyển động ở vùng cột sống, lâu ngày dẫn đến các bệnh lý về xương khớp khác.
Trên đây là những điều cần biết về độ cong vẹo cột sống mà chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc. Khi phát hiện dấu hiệu bị vẹo cột sống, người bệnh nên đến các cơ sở y tế khoa xương khớp uy tín để được kiểm tra và điều trị sớm nhất.
Nếu bạn hoặc người thân bị những cơn đau gây khó chịu và muốn tìm hiểu các lựa chọn điều trị thay thế các phương pháp truyền thống có mức độ rủi ro cao và có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, Bones and Beyond sẽ có thể giúp đỡ bạn. Xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 028.7107.8181 hoặc gửi email tới bonesandbeyondhcm@gmail.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích.