Vẹo cột sống có hết không? Cách chẩn đoán và liệu pháp cải thiện

Vẹo cột sống có hết không? Cách chẩn đoán và liệu pháp cải thiện

Vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị cong bất thường làm dáng đi thay đổi và khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn mỗi khi vận động. Vậy thì cong vẹo cột sống có hết không? Chẩn đoán và chữa trị bằng cách nào? Hãy cùng Bones and Beyond tham khảo qua bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé!

Chứng cong vẹo cột sống có mấy dạng phổ biến?29d7155600000578-3133491-hannah-a-138_1434906875595

Cong vẹo cột sống gây ra những bất thường trong hình dáng, tư thế của người bệnh

Cong vẹo cột sống hiện nay thường rất phổ biến ở độ tuổi thanh thiếu niên đang trong giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, những người trung niên hay cao tuổi vẫn có nguy cơ mắc rất cao. Cong vẹo cột sống chia làm 4 loại phổ biến:

  • Vẹo cột sống vô căn

Vẹo cột sống vô căn chỉ những trường hợp mắc cong vẹo cột sống không rõ nguyên do và thường được phân loại theo độ tuổi, có thể từ trẻ sơ sinh (0 - 3 tuổi) đến người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên)

  • Vẹo cột sống bẩm sinh

Vẹo cột sống bẩm sinh xảy ra khi các đốt sống của thai nhi phát triển bất thường trong thai kỳ như không phân chia đúng cách hoặc không đủ các đốt sống cơ bản.

  • Vẹo cột sống thần kinh cơ

Với những người bị rối loạn bại não, chấn thương tủy sống hoặc tật nứt đốt sống thì rất dễ mắc chứng vẹo cột sống thần kinh cơ. Các tình trạng này làm hỏng cơ và dẫn đến cột sống bị cong vẹo bất thường.

  • Vẹo cột sống thoái hóa

Vẹo cột sống thoái hóa thường xảy ra ở người cao tuổi do các đối sống bị bào mòn theo thời gian gây ảnh hưởng đến cột sống. Hoặc người bị thoát vị đĩa đệm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cột sống bị thoái hóa.

Chẩn đoán chứng vẹo cột sống bằng cách nào?

exam

Chẩn đoán chính xác cong vẹo cột sống bằng việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau

Chứng cong vẹo cột sống vô căn thường được phát hiện thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, để được chẩn đoán chính xác thì còn phải sử dụng qua nhiều cách khác nhau như:

  • Thử nghiệm uốn cong lưng về phía trước 1 góc 90 độ và hai tay duỗi về phía đầu gối để quan sát xem xương sống có những dấu hiệu bất thường nào hay không.
  • Sử dụng thước đo độ cong (góc Cobb) để đo chính xác góc cong vẹo cột sống, góc từ 10 độ trở lên thì được xem là đã mắc chứng cong vẹo cột sống.
  • Thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán đúng tình trạng cong vẹo cột sống như chụp X - quang để cho hình ảnh về cột sống, chụp MRI để thấy được hình ảnh chi tiết về các xương và mô xung quanh, chụp CT để thấy được hình ảnh 3D của cột sống, quét xương để thấy trong xương có xuất hiện khối u nào không,...

Vẹo cột sống có hết không? Cách cải thiện

Vẹo cột sống có hết không? Đó chắc hẳn là câu hỏi của nhiều người đang có dấu hiệu mắc chứng cong vẹo cột sống. Hầu hết người bệnh đều được chữa khỏi lên đến 90% nếu được thăm khám sớm để phát hiện kịp thời và tìm ra phương án điều trị hiệu quả.

3

Các bài tập thể dục điều độ và thường xuyên giúp kéo giãn và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp

Khi nhận thấy dấu hiệu của chứng cong vẹo cột sống trên cơ thể, dù nặng hay nhẹ bạn cũng nên đến cơ sở y tế để chữa trị càng sớm càng tốt. Bởi theo thời gian, hầu hết độ cong sẽ đều tăng lên.

Thông thường, đối với tình trạng bệnh nhẹ, góc cong dưới 10 độ, việc chữa trị thông qua chỉnh hình cột sống sẽ rất nhanh chóng và đơn giản để khôi phục lại đường thẳng ban đầu.

Những trường hợp nặng hơn, sẽ cần việc kết hợp nhiều phương pháp bổ trợ nhau như dùng đai-nẹp định hình cột sống kết hợp bài tập chuyên biệt điều độ và thường xuyên thì có thể cải thiện được hình dáng cột sống, phục hồi đường cong sinh lý của cột sống và hạn chế tối đa sự đau đớn mà chứng cong vẹo cột sống đã gây ra cho người bệnh.

Vật lý trị liệu kết hợp thần kinh trị liệu cột sống giúp nắn chỉnh vị trí xương khớp, đốt sống bị lệch quay trở lại ban đầu là một phương pháp an toàn trong điều trị chỉnh hình cong vẹo cột sống. Tuy nhiên, không có nhiều chuyên gia chỉnh hình có đủ trình độ và kinh nghiệm chữa trị thành công trong lĩnh vực này, bởi sự phức tạp của hệ thống cơ, xương, dây thần kinh cột sống trong cơ thể con người.

Phẫu thuật cũng là một trong những biện pháp thường được chỉ định cho những bệnh nhân cong từ 40 độ trở lên. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn biện pháp này như là biện pháp cuối cùng, bạn nên cân nhắc những hậu quả có thể rất nặng nề sau phẫu thuật.

 

Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã trả lời được câu hỏi “Vẹo cột sống có hết không?”. Để nâng cao khả năng điều trị chứng cong vẹo cột sống thành công, hãy nhớ đi khám định kỳ để các bác sĩ có thể phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở cột sống nhé!

 

Nếu bạn hoặc người thân bị những cơn đau gây khó chịu và muốn tìm hiểu các lựa chọn điều trị thay thế các phương pháp truyền thống có mức độ rủi ro cao và có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, Bones and Beyond sẽ có thể giúp đỡ bạn. Xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 028.7107.8181 hoặc gửi email tới bonesandbeyondhcm@gmail.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích.