Sống chung với cong vẹo cột sống đúng cách
Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang gặp những vấn đề với chứng cong vẹo cột sống, điều quan trọng là bạn phải biết rằng bạn không đơn độc.
Cong vẹo cột sống - chứng bệnh phổ biến.
Căn bệnh này xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng từ khoảng 2 đến 4 phần trăm trẻ em, ảnh hưởng đến mọi người trên khắp thế giới và có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mặc dù hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ở tuổi vị thành niên. Tỷ lệ mắc chứng vẹo cột sống tăng theo độ tuổi, trung bình khoảng 20% ở người lớn và 66% ở người trên 65 tuổi.
Nhiều người nổi tiếng, người mẫu và vận động viên cũng bị cong vẹo cột sống. Chứng vẹo cột sống ảnh hưởng khác nhau đến cuộc sống của mọi người. Lamar Gant là một vận động viên cử tạ người Mỹ mắc chứng vẹo cột sống nghiêm trọng đã không ngăn anh lập chín kỷ lục thế giới về môn cử tạ. Ở trường hợp ngược lại, Kurt Cobain của ban nhạc Nirvana bị chứng vẹo cột sống nhẹ khiến anh bị đau dữ dội, và có thể đã góp phần vào việc lạm dụng ma túy dẫn đến cái chết sớm của anh. Điều quan trọng là đánh giá từng người theo từng trường hợp cụ thể; vẹo cột sống không nên bị coi là "quá nhẹ" dẫn đến việc không được chăm sóc hoặc chú ý.
Nhiều người nổi tiếng, người mẫu và vận động viên cũng bị cong vẹo cột sống.
Chứng vẹo cột sống có một thành phần cảm xúc; nó không chỉ đơn giản là một tình trạng thể chất, hoặc chỉ là một đường cong nhỏ ở cột sống. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Minnesota, những người bị cong vẹo cột sống có thể dễ bị trầm cảm, lạm dụng chất kích thích, suy nghĩ tự tử và hình ảnh bản thân tiêu cực.
Sống chung với cong vẹo cột sống như thế nào cho đúng cách?
Sống chung không có nghĩa là bạn không cần đến thăm khám và điều trị bởi một chuyên gia trong lĩnh vực này. Cơ thể chúng ta như một cỗ máy thường xuyên được sử dụng nhưng lại ít được kiểm tra và bảo trì định kỳ. Một cột sống khoẻ mạnh cũng cần được thăm khám và kiểm tra sau một thời gian nhất định, như chúng ta vẫn luôn được các chuyên gia y tế khuyến nghị nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần đúng không nào?
Đối với chứng cong vẹo cột sống cũng tương tự nhưng đòi hỏi ở bạn một liệu trình chăm sóc đặc biệt và chuyên sâu hơn. Nhưng như bất cứ một căn bệnh nào, bạn cũng cần thời gian để đưa cơ thể trở lại với trạng thái cân bằng. Việc điều trị chứng cong vẹo cột sống đặc biệt đòi hỏi phải được luyện tập hàng ngày để thiết lập một mô hình tiềm thức của não bộ, bởi sự liên kết phức tạp giữa hệ thần kinh - cơ - xương.
Những điều đó đồng nghĩa với việc, bạn sẽ cần dành nhiều thời gian cho chứng bệnh này để chăm sóc hệ thống liên quan đến cột sống của bạn, và đó là cách mà chúng tôi gọi là “sống chung với chứng cong vẹo cột sống”.
Đối với những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cột sống, và không muốn phải đối mặt với bất cứ một cuộc đại phẫu nào nữa thì ngoài việc sống chung không chỉ với chứng bệnh mà còn với hệ thống thanh nẹp và ốc vít trong cơ thể, do đó áp lực sẽ có vẻ sẽ lớn hơn so với những bệnh nhân chưa từng phẫu thuật.
Làm thế nào để chung sống với chứng cong vẹo cột sống đúng cách?
Để điều đó không trở thành gánh nặng, đến với Bones and Beyond bạn được tiếp cận với phương pháp điều trị toàn diện, chuyên sâu giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và từ đó thay đổi cả những thói quen sinh hoạt sai gây nên tình trạng cong vẹo cột sống cho bạn ở hiện tại.
Phương pháp chăm sóc cột sống bị cong vẹo được phát triển bởi bác sĩ Hugh Van Kieu còn giúp bạn bảo vệ được cột sống về lâu dài, làm chậm lại quá trình thoái hoá ở xương, hạn chế gặp những chứng bệnh phổ biến về xương thường gặp như loãng xương, thoát vị đĩa đệm, …. khi tuổi đời tăng dần.
Bones and Beyond đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, tâm lý chung khi bệnh nhân đến điều trị đều rất tự ti và buồn bã vì không nghĩ mình lại mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, một khi đã hiểu rõ về nguồn gốc căn bệnh, thấy được lộ trình điều trị bài bản với phương pháp điều trị chăm sóc cột sống đúng đắn, thì việc lựa chọn chung sống cùng với chứng bệnh thì cong vẹo cột sống không còn đáng sợ như chúng ta nghĩ.
Điều trị bệnh cong vẹo cột sống theo phương pháp “không dùng thuốc- không phẫu thuật” là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm chỉ. Kết quả đem lại hoàn toàn xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra. Vì vậy người nhà và bản thân của người bệnh cần luôn phải động viên cũng như ý thức được việc mình phải thay đổi các thói quen sinh hoạt, tập luyện, ăn uống và thậm chí phải luôn nhớ điều chỉnh lại dáng đi, đứng hay ngồi, nằm của mình.
Rất nhiều người đã bỏ cuộc bằng cách chọn phương pháp phẫu thuật, hoặc nghĩ đơn giản rằng cong vẹo không gây ra đau đớn hoặc biến chứng, nhưng hoàn toàn sai lầm vì cong vẹo làm biến đổi cấu trúc của cơ thể, do áp lực lên trên cột sống không được phân bổ đồng đều, theo thời gian lâu ngày dẫn tới những cơn đau sớm hơn lứa tuổi và chất lượng xương suy giảm.
Phẫu thuật cột sống rủi ro rất cao và không ngăn được khả năng bị vẹo trở lại
Vì vậy tâm lý vô cùng quan trọng ở mỗi con người, chưa nói đến việc bắt tay vào điều trị thì một người tâm lý tiêu cực cũng sẽ tiết ra những độc tố khiến cho tình trạng bệnh tiến triển tệ hơn với người giữ tâm trạng ổn định và tích cực. Vì vậy chúng tôi muốn truyền thông điệp tới những bệnh nhân mắc chứng “Cong vẹo cột sống” rằng căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị khỏi trên 90% và đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn khi chúng ta mang một tâm trạng vui vẻ tích cực trước, trong và sau khi điều trị.
Nếu bạn hoặc người thân bị những cơn đau gây khó chịu và muốn tìm hiểu các lựa chọn điều trị thay thế các phương pháp truyền thống có mức độ rủi ro cao và có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, Bones and Beyond sẽ có thể giúp đỡ bạn. Xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 028.7107.8181 hoặc gửi email tới bonesandbeyondhcm@gmail.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Nguồn: https://clear-institute.org/living-with-scoliosis/