Người bị cong vẹo cột sống có nên tập yoga hay không?

Người bị cong vẹo cột sống có nên tập yoga hay không?

Luyện tập Yoga chính là môn thể dục có tác dụng trong việc kéo giãn cột sống và tăng độ chắc khỏe của các khớp xương. Vậy những người bị cong vẹo cột sống có nên tập yoga không? Để tìm hiểu câu trả lời, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Cong vẹo cột sống có nên tập yoga không?

15-easy-yoga-poses-for-beginners

Luyện tập môn yoga đúng cách sẽ ngăn ngừa được những triệu chứng đau khớp và bổ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh cong vẹo cột sống. Tuy nhiên, nếu tập sai sẽ khiến cho người tập bị chấn thương và tình trạng bệnh nặng hơn. Khi lựa chọn yoga để điều trị cong vẹo cột sống, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Một điều vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu tập yoga: bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định thể trạng và sức khỏe của mình có phù hợp để luyện tập hay không? Những động tác nào nên tránh và nên tăng cường những động tác nào? 
  • Khi bắt đầu luyện tập môn yoga, người bệnh nên tập từ từ để cho cơ thể quen dần, cần phải khởi động ít nhất 10 phút để giúp các cơ khớp, dây chằng mềm ra, vòng tuần hoàn máu khởi động. Cong vẹo cột sống có nên tập yoga, khi tập cần tránh các tư thế xoay người, cúi lưng hay với tay quá mức.
  • Yoga là sự kết hợp giữa 3 yếu tố gồm luyện thở, thực hành các tư thế và tập vừa sức, không cố gắng quá sức. 

5 tư thế yoga dành cho người bị cong vẹo cột sống 

deep-breathing-yoga-exercises

Nếu phù hợp với việc tập yoga, bạn hãy tham khảo một số bài tập phù hợp với người bị cong vẹo cột sống và đừng quên xin ý kiến của bác sĩ điều trị cho bạn trước khi bắt đầu thực hành một trong số những bài tập sau đây:

Tư thế yoga con bò, con mèo (Cat-Cow Pose)

 

Tư thế con bò, con mèo

Bước 1: Quỳ gối xuống để cho bàn tay và đầu gối ép xuống sàn. Giữ khoảng cách đầu gối cách xa nhau và thẳng vuông góc với phần hông, đầu để trong tư thế thoải mái và hướng mắt nhìn xuống dưới.

Bước 2: Vào bài tập:

  • Với tư thế con bò: Hít vào sâu và hạ phần bụng dưới xuống và hướng về phía mặt sàn. Cằm, ngực nâng lên và hướng mắt nhìn lên trần nhà. Sau đó, nâng và mở rộng bờ vai ra hết cỡ, không để tai chạm vào vai.
  • Với tư thế con mèo: Sau khi tập tư thế con bò xong, bạn thở ra đều và nâng phần bụng cùng phần cột sống hướng lên trên trần nhà. 

Bước 3: Hãy giữ phần đầu được thả lỏng và tránh cằm chạm ngực. Sau đó, quay trở lại tư thế con bò khi hít vào và thở ra ở tư thế con mèo.

Tư thế em bé (Child’s Pose)

 

Tư thế em bé

  • Bước 1: Quỳ gối trên sàn nhà để cho hai ngón chân cái chạm vào nhau, rồi sau đó ngồi lên trên gót chân.
  • Bước 2: Mở rộng đầu gối sao cho thẳng với phần hông, sau đó từ tự hạ phần thân trên xuống nằm ở vùng giữa đùi.
  • Bước 3: Mở rộng phần lưng và xương chậu, sau đó kéo giãn xương cụt về phía sau và nâng đầu hướng về trước.
  • Bước 4: Đặt hai tay ở cạnh thân trên, bàn tay ép lên sàn nhà rồi kéo giãn phần vai.

Tư thế tam giác (Triangle Pose)

 

Tư thế tam giác

Người cong vẹo cột sống có nên tập yoga thì không thể bỏ qua tư thế tam giác. Thực hiện cụ thể:

  • Bước 1: Tư thế đứng thẳng và giữ 2 chân tách nhau ra một khoảng trong tư thế thoải mái, sau đó xoay chân phải ở góc 90 độ, còn chân trái góc 15 độ.
  • Bước 2: Để cho gót chân phải thẳng cùng với vùng vòm chân trái và bàn chân ép xuống sàn, hai chân phân bổ đều theo trọng lượng cơ thể.
  • Bước 3: Hít sâu và thở đều ra, uốn cơ thể từ phần hông trở lên sang bên phải. Hãy giữ eo thẳng và đưa tay trái cao lên về hướng trần nhà, tay phải còn lại thì hướng xuống sàn. Sau đó giữ hai tay thẳng.
  • Bước 4: Hít thở sâu, mỗi lần thở ra thì thả lỏng cơ thể. Sau đó, bạn tiếp tục hít vào và cong người lên để trở về với tư thế ban đầu. Bên còn lại cũng lặp lại động tác tương tự như trên.

Tư thế Vashista

 

Bài tập yoga tốt cho sức khỏe

  • Bước 1: Bắt đầu với tư thế chó úp mặt, hạ phần hông và chuyển trọng lượng cơ thể hướng về phía trước mặt để thực hiện tư thế tấm ván.
  • Bước 2: Để cho hai chân ép vào nhau, lúc này trọng lượng của cơ thể sẽ dồn vào bàn tay và ở cẳng tay. Sau đó, hãy cuộn cơ thể sang bên phải và giữ thẳng đồng thời đặt chân trái lên trên chân phải.
  • Bước 3: Mở rộng tay và đưa tay trái hướng lên trần nhà. Sau đó, bạn hãy thắt chặt đùi và ép gót chân xuống sàn nhà.
  • Bước 4: Duy trì với tư thế này tối đa khoảng 30 giây, sau đó thở ra khi quay trở lại tư thế tấm ván và tư thế chó úp mặt. Lặp lại tư thế tương tự đối với bên còn lại.

Tư thế trong yoga chiến binh I (Warrior I Pose)

 

Tư thế chiến binh I 

  • Bước 1: Đứng ở tư thế thẳng lưng, ưỡn cong người giống như tư thế của ngọn núi (Tadasana) và khi thở ra thì đưa chân trái ra sau khoảng 1-1,5m.
  • Bước 2: Xoay chân trái khoảng 45 độ để cho bàn chân ép xuống sàn. Bạn hãy cố gắng giữ gót chân trái cùng với gót chân phải thẳng hàng.
  • Bước 3: Gập gối thẳng với mắt cá chân.
  • Bước 4: Giơ hai tay lên đồng thời hít vào và đưa mắt hướng về tay.
  • Bước 5: Hãy thả lỏng vai và tránh để vai chạm tai hay hạ thấp xuống hướng về xương sườn. Duy trì tư thế này trong 5-10 nhịp thở, lặp lại tương tự tư thế với bên kia.

Với những thông tin Bones and Beyond chia sẻ trên đây thì chắc hẳn các bạn đã có lời giải đáp cong vẹo cột sống có nên tập yoga hay không. Bạn hãy lựa chọn và điều chỉnh tư thế tập phù hợp để đẩy lùi tình trạng bệnh tốt nhất có thể. Chúc bạn luôn có một cột sống khỏe mạnh.

 

Nếu bạn hoặc người thân bị những cơn đau gây khó chịu và muốn tìm hiểu các lựa chọn điều trị thay thế các phương pháp truyền thống có mức độ rủi ro cao và có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, Bones and Beyond sẽ có thể giúp đỡ bạn. Xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 028.7107.8181 hoặc gửi email tới bonesandbeyondhcm@gmail.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích.