Góc Cobb là gÌ?
Góc cobb được nghiên cứu và phát minh bởi một chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình người Mỹ John R Cobb (1903-1967).
Tiêu chuẩn vàng” trong chỉnh hình để đánh giá chứng vẹo cột sống là góc Cobb, được đo bằng cách xác định các xương cột sống (đốt sống) nghiêng nhiều nhất trong mỗi đường cong.
-
Vậy góc Cobb là gì?
Nói đơn giản như để tính góc vuông thì chúng ta sẽ dùng thước có cạnh góc vuông 90 độ để xác định thì đối với bệnh cong vẹo cột sống cũng tương tự, các bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ thước đo chuyên dụng (như hình) đặt lên lưng bệnh nhân hoặc phim chụp để xác định độ cong vẹo nhiều nhất từ trục cột sống theo đơn vị góc độ.
Dụng cụ thước đo xác định góc cobb
-
Phương thức đo góc Cobb để xác định độ cong trên phim chụp X-quang:
- Xác định vùng vẹo cột sống
- Xác định đốt sống trên và dưới nghiêng nhiều nhất về phía đỉnh đường cong
- Kẻ các đường tiếp tuyến với mặt phẳng trên của đốt sống trên và mặt phẳng dưới của đốt sống dưới;
- Kẻ hai đường vuông góc với hai đường kẻ trên, góc giao của hai đường vuông góc là góc vẹo cột sống, tức góc Cobb.
-
Hạn chế của góc Cobb.
- Vẹo cột sống liên quan đến cả ba chiều của cột sống: trước ra sau (sagittal), từ trên xuống (trục) và từ bên này sang bên kia (coronal). Góc Cobb chỉ đo độ nghiêng của cột sống theo một mặt phẳng. Nó không chụp được bức tranh đầy đủ về vị trí của mọi xương trong cột sống.
- Do sự xoay ba chiều của cột sống, các phép đo góc Cobb được thực hiện trên X-quang hai chiều không thể hiện sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của chứng vẹo cột sống
- Góc cobb có thể thay đổi nếu các đốt sống khác nhau được sử dụng để đo nó. Vì lý do này, cần thận trọng khi so sánh hai tia X nếu sự khác biệt về góc Cobb nhỏ hơn 5 độ. Sự khác biệt rõ ràng có thể là do sai số trong phép đo chứ không phải do bất kỳ thay đổi thực tế nào về vị trí của cột sống.
-
Độ cong bao nhiêu thì là mắc chứng cong vẹo cột sống?
Vẹo cột sống được định nghĩa là độ cong cột sống về một bên với góc Cobb> 10 độ. Tuy nhiên một số hạn chế của góc Cobb đã được thừa nhận và cần thận trọng khi giả định rằng các phép đo tuần tự là chính xác khi có ít thay đổi rõ ràng. Một số hạn chế bao gồm :
- Sự chênh lệch giữa người quan sát (thay đổi ít nhất 5-10 độ)
- Sự thay đổi của cơ thể trong ngày, nghĩa là trong 1 ngày độ cong sẽ có sự thay đổi lên xuống và việc xác định độ cong vẹo sẽ phần nào bị ảnh hưởng.
Nhìn chung, bất chấp giới hạn đưa ra ở trên, việc dựa vào tiêu chuẩn góc cobb để xác định độ cong vẫn rất hiệu quả và chính xác và nếu góc cobb > 10 độ thì chắc chắn cột sống của bạn có vấn đề.
Phương pháp tiếp cận tại Bones and Beyond.
Chúng tôi ủng hộ việc sử dụng nhiều hệ thông đo lường để đánh giá cột sống, cũng như sức khoẻ của cá nhân. Các phép đo nên định lượng vị trí của cột sống theo cả ba chiều, không chỉ một chiều.
Để hoàn thiện trong việc xác định độ cong, Bones and Beyond dựa theo nghiên cứu và áp dụng kết hợp nhiều phương pháp của viện cong vẹo cột sống CLEAR Hoa Kỳ để xác định nguyên căn rõ ràng hơn qua định lượng vị trí của cột sống theo cả ba chiều, không chỉ một chiều. Từ đó đánh giá chức năng và thẩm mỹ và so sánh cùng với góc Cobb. Nếu góc Cobb được cải thiện, nhưng ngoại hình và chức năng phổi của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn thì đó lại là một điều đáng quan ngại và cần được giải quyết. Vì vậy nếu có nghi ngờ về độ cong cột sống của bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để tìm ra sự thật về sức khỏe cột sống của bạn.
Xin vui lòng gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 028.7107.8181 hoặc gửi email tới bonesandbeyondhcm@gmail.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Link/source: https://clear-institute.org/learning-about-scoliosis/cobb-angle/