Cách khắc phục tình trạng cong vẹo cột sống trẻ sơ sinh
Không chỉ ở trẻ lớn đang trong độ tuổi đến trường mà trẻ sơ sinh cũng có thể bị cong vẹo cột sống. Nếu không tìm cách chữa trị hay khắc phục, tình trạng này sẽ theo bé đến tận lúc lớn và trở thành. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục cong vẹo cột sống trẻ sơ sinh qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân của bệnh cong vẹo cột sống trẻ sơ sinh
Hình ảnh minh họa trẻ sơ sinh bị cong vẹo cột sống
Theo các nghiên cứu y học về tình trạng bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh phát hiện một số nguyên nhân gây ra như:
- Tử cung có thể là nguyên nhân gây ra chứng cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh. Do áp lực bất thường từ cơ của tử cung đẩy thai nhi khiến nằm ở tư thế bất thường.
- Do ngoại lực tác động lên cột sống trẻ sơ sinh sau khi sinh.
- Di truyền cũng có thể gây nên cong vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh.
Người lớn cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng của trẻ ngồi bị cong lưng để đưa ra cách khắc phục kịp thời. Đồng thời, quan sát kỹ và điều chỉnh những hoạt động của con trẻ, tránh tình trạng thành tật về sau.
Dấu hiệu để nhận biết bệnh cong vẹo cột sống trẻ sơ sinh là gì?
Trẻ bị cong vẹo cột sống
Một số dấu hiệu bố mẹ có thể nhận biết được trẻ có bị cong vẹo cột sống hay không. Cụ thể:
- Cột sống của trẻ sơ sinh bị biến dạng khi nhìn nghiêng
- Nhìn vai nghiêng và không cân đối, một bên sườn nổi rõ hơn bên đối diện
- Vòng eo không đều
- Chân này dài hơn chân kia
- Ngoại hình của trẻ sơ sinh nhìn từ tổng thể sẽ nghiêng về một bên
- Đầu bé không nằm giữa hai vai
- Trẻ sẽ không có bất kỳ biểu hiện nào của sự đau đớn, trừ khi tình trạng này nặng ra
- Lưng của trẻ có đốt sống nhô lên bất thường
- Kết quả chụp X – Quang sẽ cho thấy bé bị thiếu hay bị thừa đốt sống.
Khắc phục cong vẹo cột sống trẻ sơ sinh như thế nào?
Một số biện pháp khắc phục trẻ bị cong vẹo cột sống
Tùy vào mức độ cong của cột sống và khả năng tiến triển của bệnh mà bố mẹ có những biện pháp khắc phục như sau:
Nếu trẻ có đường cong từ 10 – 25 độ
Độ cong này thường hiếm khi trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ em hoàn toàn có thể tự điều chỉnh. Bố mẹ nên thường xuyên theo dõi sát sao và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra độ cong của cột sống thường xuyên của trẻ.
Điều chỉnh cách bế trẻ sơ sinh
Cách bế trẻ là một trong những nguyên nhân vẹo cột sống ở trẻ sơ sinh. Để khắc phục được tình trạng này, bố mẹ nên bế nằm bé, để đầu hơi cao và cong theo vòng cung của tay. Khi bế thẳng, bạn dùng tay đỡ vai, đầu, gáy của bé hay cho bé nằm sấp dựa hẳn vào vai người mẹ để hệ xương có điểm tựa.
Không nên kê gối cho trẻ
Cột sống của trẻ sơ sinh ở giai đoạn trước 2 tuổi không có cột sống cong tự nhiên như của người lớn và trọng lượng không cân xứng giữa thân người – đầu. Vì vậy, bố mẹ chỉ nên dùng một tấm khăn sữa mỏng lót đầu để thấm mồ hôi cho bé là đủ.
Cho trẻ tắm nắng thường xuyên
Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày giúp bé tiếp nhận đầy đủ vitamin D. Vitamin giúp cho quá trình hấp thu canxi tốt hơn, tạo điều kiện cho hệ cơ xương của trẻ được phát triển chắc khỏe, cứng cáp hơn. Ngoài ra, bổ sung vitamin D và canxi bằng cách cho bé uống trực tiếp hoặc hấp thụ qua sữa mẹ.
Trẻ có độ cong lưng vừa và nặng
Ở tình trạng này, bệnh tật cong vẹo cột sống của trẻ sơ sinh có khả năng tiến triển nặng hơn. Vì vậy, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám, kiểm tra thường xuyên, nhằm tránh phải điều trị bằng phẫu thuật. Thay vào đó các bác sĩ sẽ chọn cách điều trị cho bé bằng phương pháp mặc áo nẹp chỉnh hình, vật lý trị liệu.
Bằng cách phát hiện sớm, phương pháp điều trị đúng đắn và sự kiên trì của gia đình, bệnh cong vẹo cột sống trẻ sơ sinh sau này vẫn sẽ có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.
Nếu bạn hoặc người thân bị những cơn đau gây khó chịu và muốn tìm hiểu các lựa chọn điều trị thay thế các phương pháp truyền thống có thể gây rủi ro cao và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, Bones and Beyond có thể giúp đỡ bạn. Xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại 028.7107.8181 hoặc gửi email tới bonesandbeyondhcm@gmail.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích.