Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp và thông tin cần biết
Cong vẹo cột sống là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên, thường ở dạng S hoặc C khiến ngoại hình mất cân đối và thẩm mỹ gây nhiều sự tự ti, e ngại cho người bệnh. Để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tình trạng này thì bạn cũng cần phải biết về các dạng cong vẹo cột sống để biết mình gặp phải trường hợp nào. Vậy nên, trong bài viết dưới đây sẽ điểm qua một số loại cong vẹo cột sống phổ biến nhất hiện nay và cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho bạn tham khảo.
Cong vẹo cột sống bẩm sinh
Cong vẹo cột sống bẩm sinh thường do yếu tố di truyền từ bố, mẹ
Vẹo cột sống bẩm sinh là một trong các dạng cong vẹo cột sống có các đường cong nghiêng về phía bên phải hoặc bên trái của xương sống thẳng. Dị tật bẩm sinh cột sống do các yếu tố di truyền hoặc do sự tác động của người mẹ trong quá trình mang thai, cụ thể như sau:
- Yếu tố di truyền: Nếu có mẹ hoặc bố bị vẹo cột sống bẩm sinh thì khi mẹ mang thai, nguy cơ rất cao là có thể lây truyền bệnh cho con.
- Yếu tố phát sinh khác trong quá trình mang thai có thể kể đến như bào thai phát triển quá nhanh khiến bụng mẹ không thể thích ứng kịp thời làm cơ thể trẻ bị chèn ép, xương sống bị lệch hay như mẹ tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại, thuốc Tây, ăn nhiều thực phẩm bẩn cũng gây ra dị tật cho thai nhi,...
Cong vẹo cột sống thần kinh cơ
Vẹo cột sống thần kinh cơ thường gặp do bị tai nạn, chấn thương
Cong vẹo cột sống thần kinh cơ xảy ra do các dây thần kinh - cơ gặp chấn thương nên không thể duy trì cột sống như bình thường. Dấu hiệu rõ ràng để nhận biết là sự thay đổi trong tư thế, từ hình dáng tư thế bình thường chuyển sang cong vẹo do các nguyên nhân là:
- Gặp các tổn thương ở dây thần kinh và não như bị tai nạn, chấn thương, bệnh tật ảnh hưởng đến con đường thần kinh cơ bắp từ não đến tủy sống.
- Gặp vấn đề về cơ bắp như tình trạng loạn dưỡng cơ Duchenne, teo cột sống ngăn không cho các cơ hoạt động nên dẫn đến cong vẹo cột sống.
Cong vẹo cột sống tự phát
Vẹo cột sống tự phát có thể làm cột sống cong sang một bên nhất định
Vẹo cột sống tự phát là bệnh lý hay gặp nhất trong các dạng cong vẹo cột sống. Tình trạng này còn được gọi là vẹo cột sống tự phát ở tuổi vị thành niên (AIS) vì nó làm thay đổi hình dạng của cột sống trong quá trình tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Dấu hiệu thường thấy rõ ràng nhất cột sống bị cong sang một bên và xoắn cùng một lúc, có kéo lồng ngực ra khỏi vị trí làm biến dạng các khung chậu, xương sườn và tổng thể của cơ thể.
Tỷ lệ mắc bệnh này là như nhau ở các bé trai và bé gái, tuy nhiên nếu bệnh diễn tiến nhanh ở bé gái thì cần can thiệp điều trị gấp 10 lần bé trai.
Cong vẹo cột sống khởi phát ở tuổi dậy thì và trưởng thành
Vẹo cột sống ở tuổi dậy thường có vai không đều, không cân xứng
Vẹo cột sống khởi phát ở tuổi dậy được xem là bệnh vô căn, không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Biểu hiện của người mắc bệnh này là thường có vai không đều, đường viền không đối xứng với eo hoặc hông cũng có thể không đều, đầu nghiêng.
Với vẹo cột sống khởi phát ở người trưởng thành là do bị thoái hóa cột sống ở các khớp xương và đĩa đệm. Áp lực tạo ra bởi sự thoái hóa này có thể làm cột sống bị cong vẹo.
Cong vẹo cột sống Syndromic
Vẹo cột sống Syndromic xảy ra thứ phát sau một số hội chứng như Rett,...
Vẹo cột sống Syndromic là một trong các dạng cong vẹo cột sống phát triển thứ phát sau một số loại hội chứng. Một số hội chứng mà tình trạng cong vẹo cột sống có thể xảy ra là hội chứng rối loạn mô liên kết (Marfan và Ehlers-Danlos), Trisomy 21, Prader-Willi và hội chứng Rett. Trong đó:
- Hội chứng rối loạn mô liên kết Marfan và Ehlers-Danlos gây ra tình trạng đau nhức khớp, khớp lỏng lẻo, không linh hoạt, da mềm như nhung, co giãn và dễ hình thành sẹo.
- Hội chứng Trisomy 21 còn là hội chứng Down gây dị tật ở não và hình dáng cơ thể bên ngoài của trẻ.
- Hội chứng Prader-Willi gây rối loạn trong khả năng ăn uống, dễ khiến người bệnh bị loãng xương và viêm khớp.
- Hội chứng Rett thường làm giảm sức cơ, rối loạn trương lực cơ dẫn đến các tư thế và hình dạng cơ thể bất thường.
Hy vọng qua bài viết này mọi người đã biết đến nguyên nhân và dấu hiệu của các dạng cong vẹo cột sống thường gặp nhất hiện nay. Và đừng quên đến thăm khám định kỳ để đề phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhé!
Nếu bạn hoặc người thân bị những cơn đau gây khó chịu và muốn tìm hiểu các lựa chọn điều trị thay thế các phương pháp truyền thống có thể gây rủi ro cao và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, Bones and Beyond có thể giúp đỡ bạn. Xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại 028.7107.8181 hoặc gửi email tới bonesandbeyondhcm@gmail.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích.