Dấu hiệu nhận biết cong vẹo cột sống

Dấu hiệu nhận biết cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là gì?

Trong thời đại hiện nay, có một số lượng người trẻ có cột sống bị cong vẹo có tỉ lệ ngày càng gia tăng ở nước ta với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu như không kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị cho cột sống đúng cách thì có thể sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về sau, gây dị dạng cho thân hình và rối loạn cho các tư thế của bản thân.

5

Cong vẹo cột sống hoặc cong vẹo cột sống thắt lưng chính là một thuật ngữ chỉ tình trạng các đốt sống của cơ thể bị cong hoặc lệch sang một bên, hoặc là xoay xoắn phức tạp so với bình thường. Đó là một bệnh lý về cột sống cực kì phổ biến, nhất là ở những người có độ tuổi trẻ nhỏ và vị thành niên, cho nên độ tuổi thường gặp của căn bệnh này là những trẻ nhỏ có độ tuổi từ 10 tuổi đến 18 tuổi. Trong đó thì bé gái lại có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn cũng như có mức độ cong vẹo cột sống cao hơn so với những bé trai ở cùng độ tuổi.

Một số đối tượng dễ bị cong vẹo cột sống như:

  • Những người có nề nếp sinh hoạt như đi, đứng hoặc ngoài và nằm thường xuyên bị sai tư thế hoặc tư thế chưa đạt chuẩn.
  • Những người có chế độ ăn uống bị thiếu dinh dưỡng hoặc ăn uống không lành mạnh.
  • Những gia đình có tiền sử về căn bệnh cong vẹo cột sống.

Một số loại cong vẹo cột sống thường gặp như:

  • Cong vẹo cột sống bẩm sinh
  • Cong vẹo cột sống thần kinh
  • Cong vẹo cột sống do dính khớp
  • Cong vẹo cột sống kèm theo các triệu chứng không gây đau nhưng gây nhiều khó chịu khi sinh hoạt.

Nguyên nhân có thể dẫn đến cong vẹo cột sống

Nguyên nhân tự phát chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu có thể gây nên chứng cong vẹo cột sống, nhất là ở độ tuổi vị thành niên với tỉ lệ chiếm tới khoảng 85% tỉ lệ các ca bị mắc bệnh cong vẹo cột sống. Các bé ở trong độ tuổi này (tuổi đến trường) thường có tỉ lệ bị cong vẹo cột sống cao do thường xuyên phải mang cặp sách hoặc ba lô nặng nề làm cho một bên vai bị lệch, bàn ghế học tập của các bé không đạt chuẩn hoặc không phù hợp với thể trạng cơ thể của bé làm cho tư thế học tập của các bé bị sai.

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác như:

Yếu tố di truyền: Bẩm sinh lúc sinh ra đã bị cong vẹo cột sống bẩm sinh.

Các yếu tố tác động lên người mẹ khi mang thai: Hoặc là do bào thai có sự phát triển quá nhanh làm cho thai nhi chưa kịp thích ứng với cơ thể của người mẹ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cột sống ở trẻ nhỏ bị chèn ép gây cong vẹo cột sống.

Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý về cơ, về thần kinh, do suy dinh dưỡng làm cho cột sống không phát triển bình thường được.

Bàn chân bẹt: Đây là tình trạng bàn chân không có hình vòm hoặc không có lõm (chiếm khoảng 30% trẻ em ở châu Á có tình trạng này). Điều này dẫn đến việc chân của bé bị xoay đổ vào bên tỏng. Việc có bàn chân bẹt sẽ làm cho xương ở cẳng chân của bé bị xoay đi xoay lại khi di chuyển và vận động, khiến cho các khớp gối cũng bị xoay lệch gây nên đau, viêm hoặc nặng hơn là bị thoái hóa các khớp gối. Nghiêm trọng hơn nữa là sự lệch trục này có thể dẫn đến chứng cong vẹo cột sống. Nếu không kịp phát hiện và chữa trị phù hợp thì sẽ gây nên nhiều rắc rối phát sinh trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến chứng cong vẹo cột sống sớm ở trẻ là do chính các bậc phụ huynh cho trẻ tập đi, tập đứng quá sớm lúc mà các khớp xương của bé chưa cứng cáp.

3

Một số dấu hiệu nhận biết cột sống bị cong vẹo

Một số dấu hiệu dễ dàng nhận biết như:

  • Các gai đốt sống bị lệch hàng.
  • Hai vai có bên cao bên thấp.
  • Xương bả vai có sự nhô ra bất thường.
  • Xương sườn bị lồi lên, mất cân đối ở lưng…